Football, hay là soccer theo cách gọi của người Mỹ, không chỉ là một môn thể thao ở Đức, đó còn là một tôn giáo. Có rất ít quốc gia trên thế giới điên cuồng vì bóng đá như nước Đức. Người hâm mộ của các câu lạc bộ khác nhau rất ghét nhau, tới mức có thể ảnh hưởng cả tới các mối quan hệ. Ở những thành phố như Munich, bạn cần phải RẤT may mắn để có được một tấm vé xem một trận đấu, xác suất thấp hơn nhiều so với một đường truyền trong cả mùa giải. Khi Bayern Munich có một trận quan trọng, cả thành phố – từ trẻ nhỏ cho tới người già – đều cổ vũ bằng cách mặc đồ màu đỏ.
Sống ở Đức sẽ khiến cho quan điểm về bánh mỳ của bạn thay đổi mãi mãi. Có thể tôi hơi thiên vị, nhưng bánh mỳ Đức đơn giản là tuyệt vời nhất – từ sự đa dạng, cho tới mùi vị và chất lượng. Có rất nhiều loại bánh mỳ tới nỗi bạn sẽ sớm quên mất cái mà bạn vẫn gọi là “bánh mỳ” khi ở nhà. Các cửa hàng bánh mỳ khoe khoang sự sáng tạo của họ với tất cả các loại vỏ và cuộn bánh mỳ: đen, trắng, ngọt, mặn, giòn, mềm, phẳng, hay kết hợp với tất cả các loại hạt – bạn có thể lựa chọn theo cách của bạn, bất kể ngày nào!
3. 4 P.M CÓ NGHĨA LÀ 3:55 P.M (KHÔNG PHẢI LÀ KHOẢNG 4 P.M)
Nước Đức nổi tiếng với tính kỷ luật và đúng giờ, và bạn cần phải thích nghi với điều đó để kết bạn ở đây. Luôn đến trước 5 phút trong các cuộc hẹn, họp, hay hẹn hò. Nếu gặp gỡ bạn bè, bạn có thể đúng giờ hoặc muộn 2 đến 5 phút, nhưng đó là nếu bạn có nhiều thời gian ngồi với nhau. Không có cái gọi là khoảng 4 P.M ở Đức!
Mua sắm vào ngày Chủ nhật? Điều đó là không thể ở Đức. Hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa – ngoại trừ một số cửa hàng nhỏ ở ga tàu hoặc các trạm xăng. Ban đầu, đây là một quy tắc tôn giáo vào ngày Chủ nhật, Ngày của Chúa, là ngày mà mọi người cần nghỉ ngơi chứ không nên làm việc. Hiện nay, nó có vẻ giống một truyền thống thế tục mang đến cho mọi người một khoảng thời gian quý báu cho gia đình và những sở thích riêng. Người Đức rất coi trọng nguyên tắc “không làm việc”, vì vậy thậm chí đừng cố gắng cắt cỏ vào ngày Chủ nhật!
Người Anh có thời gian dành riêng cho việc uống trà, còn người Đức lại kỷ niệm truyền thống café và bánh ngọt – đặc biệt là vào cuối tuần. Chiều Chủ nhật, từ 2 đến 3h, là thời gian tuyệt vời để ngồi xuống cùng nhau và thưởng thức một tách trà với một miếng bánh tự làm. (Bởi vì bạn có thể làm gì khác nếu không mua sắm hoặc cắt cỏ?) Nếu bạn không có cả thời gian và khả năng để tự nướng một thứ gì đó, chỉ cần lái xe tới trạm tàu điện tiếp theo hay một cửa hàng bánh mở vào ngày Chủ nhật (trong vài giờ đồng hồ) để phục vụ nhu cầu của người Đức cho bánh cuộn và bánh ngọt tươi.
Có thể bạn đã bắt đầu quen biết với một người Đức và tự hỏi tại sao bạn lại nhận được một màn độc thoại 15 phút về vấn đề sức khỏe, tài chính, và cuộc sống riêng tư của người đó sau khi chào họ một cách xã giao đơn giản là “How are you?” Lý do đằng sau đó là vì “How are you?” không chỉ là một cụm từ lịch sự trong tiếng Đức, mà đó thực sự là một câu hỏi. Người ta hy vọng bạn trả lời và nói về cuộc sống của bạn – chẳng hạn, gia đình bạn đang làm gì hoặc kế hoạch chiều Chủ nhật của bạn là gì. Nếu bạn gặp ai đó ở hành lang nơi làm việc và không muốn kết thúc với một cuộc trò chuyện dông dài, tốt hơn là chỉ cần nói “Hallo! (‘hi’) và tiếp tục đi.
Tôi biết, thật khó tin, nhưng người Đức có một khiếu hài hước tuyệt vời, và họ rất thích cười. Chỉ là người nước ngoài thường không hiểu có gì buồn cười: sự hài hước của người Đức được xây dựng trên những tuyên bố không sắc sảo và dường như khá nghiêm túc, nhưng lại trở nên hài hước đơn giản trong bối cảnh của nó. Sẽ mất thời gian để làm quen với điều đó – và trở nên thành thạo tiếng Đức là một phần quan trọng – nhưng sau đó, bạn ở đây vì một sự khôi hài thú vị sẽ khiến bạn LOL và ROFL.
Người Đức thoải mái hơn nhiều về việc khỏa thân so với hầu hết người Châu Âu và người Mỹ khác. Vì vậy, đi tắm hơi, một trò tiêu khiển phổ biến ở Đức, có thể khá “thú vị” vì mọi người đều khỏa thân. Giống kiểu bộ đồ sinh nhật khỏa thân vì đồ tắm thì không được phép ở đây. (Vì vài lý do sức khỏe, bất kể nó có nghĩa là gì.) Nhưng đừng lo lắng, các bạn đọc nữ: Thường có một ngày trong tuần chỉ dành cho phụ nữ. (Và, tin hay không tùy bạn, nhưng điểm tiếp theo không áp dụng cho phòng tắm hơi chút nào đâu).
Nước Đức có vấn đề về việc nhìn chằm chằm: Có thể một bà già ở nhà kế bên đang dõi theo từng cử động của bạn hay một đứa trẻ đứng đối diện bạn trên tàu điện ngầm không thể quay đi. Ở Đức, giao tiếp bằng ánh mắt dữ dội là điều xảy ra hàng ngày – tới mức người nước ngoài và du khách đã gán cho nó cái tên “Nhìn chằm chằm kiểu Đức.” Người đi bộ ở Đức cũng dùng cách này để giao tiếp, và lượng giao tiếp bằng mắt phù hợp vào đúng thời điểm có thể có nghĩa là “Tôi đang đi bộ tới đây, và đó không phải là lỗi của bạn nếu bạn không tránh đường và bị đẩy ra khỏi đường đi.” Bạn có thể cần phải luyện tập đôi chút, nhưng chỉ cần thử nhìn chằm chằm vào sự nhìn chằm chăm của người dân địa phương.
Ở Đức, bạn không bao giờ có thể giả định rằng một cửa hàng hoặc nhà hàng sẽ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng: người Đức thích tiền mặt cổ điển. Luôn có các cây ATM ở các cửa hiệu lớn và các trung tâm mua sắm vì vậy bạn có thể rút tiền mặt nếu cần, nhưng khôn ngoan thì hãy mang nhiều tiền hơn bạn có thể đễ đỡ phải quay về nhà. Khi bạn tới siêu thị, đừng quên đồng xu 1 Euro bởi vì không có nó, bạn sẽ không thể lấy giỏ hàng. Thêm vào đó, hãy sẵn sàng để trả tiền mua túi ni lông (nếu bạn quên mang theo túi tái chế) và để đóng gói hàng hóa của bạn.
Hình ảnh của Katrin Blaschke, Flickr / Creative Commons